Cha mẹ thường nghĩ rằng thời thơ ấu là quãng thời gian mà trẻ vô tư, không phải lo lắng hoặc không phải chịu trách nhiệm gì. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ lại dễ bị khủng hoảng tâm lý, dễ stress hơn người lớn rất nhiều. Đó là do bé chưa biết cách tự giải tỏa cảm xúc bản thân, chưa có kỹ năng để khống chế và điều khiển những cảm giác tiêu cực như chán nản, thất vọng, buồn phiền,…
Vậy làm thế nào để có những phương pháp giái quyết cho vấn đề trên, hãy cùng ADELA Kidsland tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Những nguyên nhân gây ra sự căng thẳng:
Những nguyên nhân nào dẫn tới sự căng thẳng ở trẻ
Do được kỳ vọng quá nhiều: Kỳ vọng ở con cái là điều thường thấy và dễ hiểu ở bố mẹ tuy nhiên sự kỳ vọng vượt quá khả năng của trẻ thường tạo ra áp lực và dẫn tới hiện tượng stress ở trẻ.
Gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường xuyên cãi nhau hoặc thường xuyên bị bố mẹ la mắng cấm đoán cũng sẽ dễ dàng khiến trẻ cảm thấy căng thẳng.
Một sự mất mát hay thay đổi quá đột ngột: Sự thay đổi trong gia đình, trường học hay trong các mối quan hệ của trẻ cũng có thể là nguyên nhân tạo ra stress. Đặc biệt là các biến cố lớn như bố mẹ ly hôn, mất bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình, chuyển nhà, …
Không thích ứng được với môi trường mới: Bạn chuyển nhà, trẻ được chuyển tới một môi trường sống mới, môi trường học mới. Nếu trẻ không thể hòa nhập và thích ứng được với môi trường mới, trẻ sẽ rơi vào tình trạng cô độc, lẻ loi và dần thu mình vào vỏ bọc cá nhân.
Những dấu hiệu về sự căng thẳng ở trẻ nhỏ:
Dấu hiệu nhận biết sự căng thẳng ở trẻ nhỏ
Trẻ bị stress thường có những biểu hiện khác so với trẻ bình thường. Những dấu hiệu này thường thay đổi tùy vào mức độ căng thẳng ở trẻ.
Thường xuyên mệt mỏi và lo lắng: Trẻ thường kêu đau đầu hay đau bụng dù chúng hoàn toàn bình thường. Trẻ luôn có cảm giác bất an, không thể ngồi yên một chỗ, quấy nhiễu, đặt qua đặt lại một vật gì đó, hoặc sốt ruột như thể có việc làm chúng phải đứng dậy và cần đi đâu đó.
Tức giận và dễ dàng nổi nóng, hay càu nhàu, mất hứng thú với một số hoạt động vui chơi mà trẻ yêu thích: Trẻ đánh mất khả năng kiểm soát bản thân, trong bất cứ thời điểm nào trẻ cũng có thể mất bình tĩnh vì lý do không đâu, rồi nổi nóng trả lời một cách gắt gỏng. Chúng nhìn nhận bất cứ nhận xét nào của người lớn với thái độ đối đầu.
Thiếu sự tập trung và có biểu hiện trí nhớ kém: Trẻ không tập trung vào việc giao tiếp hay lắng nghe người khác hoặc dễ dàng quên đi sự việc rất gần trước đó. Đánh mất sự liền mạch khi nói chuyện cũng như không hứng thú với việc nói chuyện cùng người khác. Dấu hiệu này thường dẫn đến kết quả học tập sa sút.
Không muốn giao tiếp với mọi người: Trẻ thường lảng tránh đám đông, không thích trò chuyện hay tham gia bất kỳ cuộc hội thoại nào. Đồng thời sự quan tâm của trẻ tới bạn bè cùng lứa cũng không còn. Sự chú ý của những người xung quanh thậm chí còn gây khó chịu đối với trẻ.
Kém ăn, cân nặng giảm sút: Bỗng dưng trẻ trở nên chán ăn và lười ăn. Sự nài ép của người lớn khiến bé cảm thấy chán nản và khó chịu. Những món ăn trước đây trẻ thích ăn thì đều bị bỏ qua, thậm chí là những đồ ăn vặt. Cân nặng của trẻ cũng giảm sút vì dấu hiệu này.
Bị rối loạn về giấc ngủ: Trẻ thường xuyên cảm thấy mất ngủ và khó ngủ trong thời gian dài. Hay kêu mệt mỏi và thèm ngủ.
Có những thay đổi trong cách cư xử và hành động: Trẻ sẽ chú ý đến bản thân mình nhiều hơn, thay đổi cách cư xử với mọi người hoặc phát sinh những tính cách mà trước nay không hề có. Trẻ có thể nói dối, ăn cắp vặt hay cãi lời người lớn trong mọi tình huống.
Trong một số trường hợp, với những trẻ nhỏ, hành vi như mút ngón tay, đái dầm, nghiến răng cũng có thể cho thấy trẻ đang gặp căng thẳng.
Nhận biết những dấu hiệu căng thẳng của trẻ không phải là dễ. Người lớn cần để ý khi trẻ có một loạt dấu hiệu hoặc triệu chứng như trên một cách đồng thời. Nếu trẻ cảm thấy không thể kiểm soát được tình trạng căng thẳng thì trẻ có thể nổi cáu và bực tức. Nếu căng thẳng quá sức chịu đựng kéo dài sẽ khiến trẻ:
- Khi trưởng thành sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, huyết áp cao.
- Chỉ số thông minh cũng như khả năng điều khiển bản thân kém hơn các trẻ khác. Trẻ dễ bị tổn thường và luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Dậy thì sớm và dễ mắc chứng lão hóa sớm.
Những phuơng pháp giúp trẻ giải quyết căng thẳng:
Tìm hiểu những phương pháp giải quyết căng thẳng cho trẻ
- Tăng cường vận động thể chất cho trẻ. Cuộc sống gia đình hiện đại thường có một điểm chung là ít chú trọng đến sự vận động. Quá trình vận động có tác dụng kích thích cơ bắp phát triển, đẩy mạnh tuần hoàn máu, hô hấp cho toàn bộ cơ thể. Tập thể dục, thể thao nhẹ vừa sức còn có thể hỗ trợ trẻ hóa, giảm thiểu stress.
- Lên thời gian biểu cho trẻ chơi. Hãy thông báo cho trẻ khi có sự chuyển giao hoặc thay đổi trong chương trình chăm sóc trẻ. Lên kế hoạch hoạt động sao cho trẻ có thể bộc lộ cảm xúc của mình thông qua trò chơi. Sách, hoạt động mỹ thuật, chơi trò con rối và vẽ cho phép trẻ nghĩ và bộc lộ cảm xúc của mình.
- Hãy giảm bớt hoạt động khi bạn thấy những tín hiệu của sự căng thẳng. Cho phép trẻ làm theo cách riêng của chúng. Tổ chức các hoạt động sao cho trẻ có thể chơi cùng với các bạn khác.
- Dành cho trẻ sự âu yếm quan tâm vào những giờ đi ngủ hoặc giờ kể chuyện trước khi ngủ. Hành động đó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn khá nhiều.
- Dành thời gian cho trẻ. Hãy dành ra thời gian trong ngày để trò chuyện, trao đổi về những điều thú vị mà chúng đã trải qua trong ngày. Điều đó sẽ giúp trẻ chia sẻ tự tin hơn và cảm giác được quan tâm đồng hành. Ngay cả khi những đứa con yêu dấu của bạn lớn hơn, hãy luôn nói chuyện với chúng bởi ở bất kỳ độ tuổi nào cũng cần có một người để nói chuyện.
- Làm gương cho trẻ: Trẻ học rất nhiều từ chúng ta, bất kể điều đó là tốt hay xấu. Hãy nhớ rằng trẻ bắt chước rất nhanh và chúng cũng có thể xử lý với căng thẳng giống như cách mà chúng vẫn thấy người lớn làm.
- Nếu con bạn đã lớn, hãy giúp chúng học cách tự giải quyết những vấn đề của mình và đưa ra các cách giải quyết. Điều này giúp chúng hình thành tính độc lập, luôn có nhiều lựa chọn, tìm ra giải pháp hoặc tìm ra cách làm hài lòng bản thân.
Trẻ con như búp trên cành, trẻ em là kho báu quý giá của mỗi bậc cha mẹ. ADELA Kidsland rất vui được chia sẻ một số kiến thức nho nhỏ góp phần vào sự phát triển của các bé. Hi vọng với kiến thức trên sẽ giúp bố mẹ hiểu thêm các bé và giúp bé được phát triển tốt nhất.
-----------------------------------------------
ADELA - Save time, live better
-----------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Hotline: 1900 088 887
Địa chỉ: Shop Office W301S15-16 Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Fanpage: ADELA - Bạn đồng hành tin cậy
Thông tin khác: https://bio.adela.com.vn/