Trong thời đại công nghệ số, cai nghiện điện thoại đã trở thành vấn đề hàng đầu được các ông bố bà mẹ quan tâm. Vậy làm thế nào để con không nghịch điện thoại? Có những cách nào phương pháp nào giúp các con không phụ thuộc vào điện thoại quá nhiều. Hãy cùng ADELA Kidsland tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Cha mẹ cần bỏ thói quen sử dụng điện thoại
Không nên sử dụng điện thoại khi ở cạnh trẻ
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Nhiều phụ huynh cũng có thói quen sử dụng điện thoại rất nhiều. Nếu cha mẹ suốt ngày "dán mắt" vào điện thoại mọi lúc mọi nơi, thì con cái chắc chắn sẽ học theo. Mặc dù công việc có thể cần sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên, nhưng ba mẹ cần phải hạn chế thói quen này để làm gương cho trẻ. Khi về nhà, ba mẹ hãy tạm gác điện thoại sang một bên và dành thời gian cho con.
2. Giải thích cho trẻ về tác hại khi sử dụng điện thoại
Giải thích cho trẻ về tác hại của điện thoại
Trẻ nhỏ thường bị hấp dẫn bởi những thứ mới lạ ví dụ như điện thoại, máy tính bảng… Chúng chưa thể nào nhận biết được các tác hại khi sử dụng điện thoại quá nhiều. Do đó, phụ huynh cần phải có trách nhiệm giải thích để trẻ hiểu về những tác hại này. Hãy thử trò chuyện với con về việc xem nhiều điện thoại sẽ gây hại ví dụ như mỏi mắt, học hành sa sút, tác hại đến não…
3. Đưa ra các hình phạt
Đưa ra các hình phạt khi trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều
Cha mẹ nên cai nghiện điện thoại cho con một cách từ từ. Phụ huynh có thể giới hạn thời gian sử dụng điện thoại của con trong 1 ngày và nếu như trẻ không chấp hành thì con có thể bị phạt không được sử dụng điện thoại nữa hoặc một hình phạt nào đó. Cách cai nghiện điện thoại từ từ này sẽ giúp trẻ không bị sốc khi cha mẹ đột ngột cấm chúng sử dụng thiết bị di động thông minh.
Bên cạnh các hình phạt, cha mẹ nên có phần thưởng nếu con chấp hành việc không sử dụng điện thoại một cách chỉnh chu. Như thế trẻ sẽ có hứng thú hơn với việc không sử dụng điện thoại.
Đọc thêm bài viết: 7 Bí quyết giúp trẻ thông minh vượt trội ngay từ nhỏ
4. Cho trẻ đi chơi tại các khu vui chơi trí tuệ
Cho trẻ rời xa điện thoại bằng cách cho chơi tại các khu vui chơi trí tuệ
Hãy cho trẻ đi chơi tại các khu vui chơi trí tuệ, những khu vui chơi này ngoài các trò chơi vận động nhẹ tăng cường sức khỏe cho trẻ, nơi đây còn có tổ hợp các trò chơi trí tuệ có thể giúp trẻ vận động não bộ tăng cường khả năng sáng tạo của trẻ. Ngoài ra đặc điểm lớn nhất của các khu vui chơi trí tuệ đó là có thẻ gặp gỡ các bạn, được giao lưu, khám phá, sáng tạo cùng người khác sẽ giúp trẻ quên đi chiếc điện thoại nhàm chán và giúp trẻ thông minh hơn.
ADELA Kidsland là khu vui chơi trí tuệ bậc nhất Hà Nội rất hân hạnh được đón chào các bé.Làm thế nào để con không nghịch điện thoại trong thời đại công nghệ số
5. Kiểm soát chứ không cấm tiệt trẻ dùng điện thoại
Dành thời lượng cho trẻ sử dụng điện thoại trong ngày
Trẻ trong quá trình đi học hoặc thậm chí trong công việc sau này sẽ gia tăng nhu cầu sử dụng điện thoại và các thiết bị công nghệ.
Việc cấm trẻ không được sử dụng điện thoại hoàn toàn không phải là mục đích chính, bởi vì không phù hợp với hiện tại và tương lai sau này. Nếu trẻ có thể sử dụng điện thoại có chủ đích và có kiểm soát thì sẽ có lợi cho sau này.
6. Thiết lập giới hạn thời gian sử dụng điện thoại
Thiết lập thời gian sủ dụng điện thoại cho trẻ
Hãy thử “thương lượng” với con bằng cách tạo ra nội quy mà con phải tuân thủ nếu như muốn sử dụng điện thoại. Ví dụ như bố mẹ có thể quy định cho con được phép dùng điện thoại trong vòng 1 tiếng mỗi ngày sau khi học bài xong, đặc biệt trong khoảng thời gian có thể quan sát và quản lý con. Hết thời gian 1 tiếng đó, bố mẹ tuyệt đối phải thu lại điện thoại. Bên cạnh đó, cũng nên rèn cho con thói quen nói không với điện thoại trong giờ ăn, giờ học hay trong phòng tối. Thay vì cấm hoàn toàn, tại sao chúng ta không giúp con trở thành người dùng điện thoại một cách thông minh?
7. Cha mẹ nên dành thời gian bên trẻ
Cha mẹ dành thời gian bên trẻ
Cuộc sống bận rộn khiến các bậc phụ huynh ít có thời gian chơi cùng con. Trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, có xu hướng giải tỏa cảm xúc bằng việc chơi game, xem video trên điện thoại. Ngoài ra nhiều phụ huynh còn tạo thói quen xấu cho trẻ bằng cách đưa điện thoại cho con nghịch để trẻ không làm loạn, ngồi ngoan 1 chỗ. Hành động này của cha mẹ vô tình khiến con ngày càng nghiện điện thoại. Do đó, ba mẹ càng phải dành thời gian quan tâm và chơi cùng trẻ. Đừng để các thiết bị điện tử trở thành người bạn duy nhất hay là "bảo mẫu" công nghệ số của trẻ.
Lưu ý: Không nên đánh mắng trẻ
Khi trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều, cha mẹ nói mãi con không nghe, nhiều phụ huynh bực tức thường đánh mắng trẻ. Việc dùng bạo lực và lời nói nặng nề để dạy con luôn là phương pháp giáo dục không được khuyến khích. Vì chúng có thể mang lại tác dụng ngược. Trẻ sẽ dễ cảm thấy ấm ức và phản kháng nhiều hơn. Cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ thời gian sử dụng điện thoại đã hết hoặc nhắc con nên làm việc khác thay vì chăm chú vào chiếc điện thoại.
Trẻ con là búp măng non, hãy cố gắng khuyên bảo, dạy dỗ trẻ một cách đúng đắn để những đứa con yêu dấu của chúng ta phát triển tốt nhất.
---------------------------------------------------
ADELA - Bạn đồng hành tin cậy
---------------------------------------------------
Fanpage: ADELA -Bạn đồng hành tin cậy
Youtube: ADELA