Dạy trẻ biết tiết kiệm tiền giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn

Tiết kiệm tiền là một hành động vô cùng cần thiết để giúp quản lý tài chính hiệu quả. Dạy những đứa trẻ nhà bạn hiểu được giá trị của đồng tiền và cách tiết kiệm tiền là điều vô cùng quan trọng điều đó sẽ giúp các bé có thể chủ động, tự lập và linh hoạt hơn trong quá trình trưởng thành và trong tương lai sau này. Vậy làm thế nào để dạy trẻ tiết kiệm một cách hợp lý và hình thành thói quen tiết kiệm cho trẻ? Hãy cùng ADELA Kidsland tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Vạch ra những khoản chi tiêu thông minh


Vạch ra những khoản chi tiêu thông minh

Để có thể tiết kiệm tiền một cách hợp lý thì chúng ta cần dạy cho trẻ tiền của chúng sẽ được chi tiêu vào những việc gì để từ đó có kế hoạch tiết kiệm một cách chủ động. Có 3 bước đơn giản để thiết lập kế hoạch chi tiêu thông minh

Bước 1: Phân loại thu nhập

Phân loại thu nhập là bước đầu tiên giúp trẻ tiết kiệm tiền một cách hợp lý, cha mẹ hướng dẫn bé chia các khoản tiền mà bé có được thành các hũ tiền cụ thể: Chi tiêu cá nhân, đầu tư sinh lời, tiết kiệm, quyên góp – từ thiện. Việc chia tiền ra thành các hũ hợp lý và giải thích được mục đích sử dụng tiền ở các hũ đó sẽ giúp trẻ có ý thức phân loại tiền và mục đích sử dụng tiền rõ ràng hơn.

Bước 2: Xác lập mức độ ưu tiên

Xác định mức độ ưu tiên là như thế nào? Nghĩa là trong các hũ tiền mà trẻ chi ra thì hũ nào quan trọng hơn và cần được chia nhiều hơn. Nếu bé thích làm từ thiện, giúp đỡ người khác thì nên xác lập ưu tiên nhóm quyên góp. Nếu bé là người thích có lợi nhuận nho nhỏ thì nhóm đầu tư sẽ được ưu tiên. Cấp độ này sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc quan sát tính cách của các bé. Tuy nhiên dù bé ưu tiên cho hũ nào thì hãy luôn nhớ kết hợp giữa ưu tiên và tiết kiệm để bé có thể dự trù tài chính một cách hợp lý nhất.

Bước 3: Tiết kiệm thông minh

Trẻ em thường nhìn vào người lớn để hình thành một số thói quen và tính cách riêng biệt của bản thân. Vì vậy, cha mẹ cần biến thành tấm gương sáng trong việc tiết kiệm thông minh cho con. Ví dụ như trong một số trường hợp như đi siêu thị hoặc đi chợ chúng ta sẽ hướng dẫn bé cách xem giá các món hàng, các món hàng đang khuyến mãi giảm giá, xem qua chất lượng và công dụng rồi mới đưa ra quyết định là có nên mua món hàng đó hay không để làm sao có thể tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất. Tuy nhiên bạn cần phải giải thích cho trẻ hiểu rằng tại sao chúng ta cần tiết kiệm như thế và tại sao món đồ này phù hợp còn một số món đồ khác là không cần thiết.

Tương tự thế trong đời sống hàng ngày khi thanh toán các hóa đơn điện, nước, gas trong nhà, chúng ta hãy giải thích cho bé cách nào gia đình có thể giảm số tiền thanh toán lại vào tháng sau. Hoặc khi trẻ muốn quyên góp, chúng ta cũng phải hướng dẫn bé tìm người hay quỹ quyên góp đúng nghĩa, để tránh tiền quyên góp không đến được nơi cần dùng.

Đọc thêm bài viết: Ở Nam Từ Liên nên đi đâu chơi, 5 địa điểm vui chơi đáng đến nhất

Hướng dẫn trẻ chi tiêu trong ngân sách


Hướng dẫn chi tiêu trong ngân sách

Với một ngân sách hạn chế nhiều khi trẻ không thể sử dụng để mua những món đồ mà chúng ưa thích hay chi tiêu cho một số dự định mà trẻ sắp làm. Vì vậy điều quan trọng bây giờ là hướng dẫn trẻ chi tiêu số tiền mà trẻ đang có một cách hợp lý. Chằng hạn như nếu số tiền mà trẻ có chỉ để mua kẹo hoặc mua ô tô chứ không thể mua cả hai khi đó trẻ sẽ tập được thói quen suy nghĩ thật kỹ trước khi tiêu tiền vào một cái gì đó đồng thời cũng học được cách ưu tiên những nhu cầu cần thiết hơn là mông muốn tức thời và hướng tới mục tiêu tiết kiệm dài hạn cho các khoản mua sắm đầu tư lớn hơn.

Thảo luận và khen thưởng bé trong quá trình tiết kiệm


Thỏa thuận và khen thưởng bé trong quá trình tiết kiệm

Trong quá trình bạn dạy bé tiết kiệm đừng ngại thảo luận với bé về những niềm vui, khó khăn và thử thách trong quá trình thực hiện của trẻ. Với mỗi một vấn đề mà cha mẹ đưa ra thảo luận các bé sẽ có hàng ngàn hàng vạn câu hỏi nảy ra trong đầu, hãy tận dụng những lợi thế tưởng tượng của trẻ và giải thích cho trẻ theo một cách đơn giản nhất, dễ nhớ nhất để trẻ có thể học được phương pháp tiết kiệm.

Bên cạnh phương pháp và lộ trình như trên, các bậc cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp giúp bé tiết kiệm tiền khác cũng như quản lý tài chính hiệu quả thông qua chương trình giáo dục tài chính cho trẻ em Cha-Ching từ Quỹ Prudence.

Khi trẻ đã học được thói quen tiết kiệm tiền một cách hợp lý, dó chính là lúc chúng ta trao đổi cho các bé chìa khóa để quản lý tài chính một cách hiệu quả. Việc quản lý tài chính sẽ giúp trẻ học cách suy nghĩ cẩn thận, biết trân trọng và biết ơn những gì đang có, từ đó hình thành thái độ nghiêm túc đối với các vấn đề tài chính cũng như góp phần xây dựng tính cách tự lập trong tương lai. Xa hơn những thói quen tiết kiệm sẽ giúp trẻ có những cách xử lý khác nhau và chủ động hơn trong mọi công việc. Hãy cùng dạy trẻ tiết kiệm ngay từ bây giờ nhé!

---------------------------------------------------

ADELA - Bạn đồng hành tin cậy

---------------------------------------------------

Fanpage: ADELA -Bạn đồng hành tin cậy

Youtube: ADELA