Bỏ túi 5 bí quyết đồng hành cùng con trong việc thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu luôn là một công việc quan trọng của bất kỳ ai, kể cả người lớn hay trẻ em việc thiết lập mục tiêu đều vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thiết lập mục tiêu và đặc biệt là những đứa trẻ nhà bạn. Vậy phải làm như thế nào để thiết lập mục tiêu cho con trẻ và cả bạn, hãy cùng ADELA Kidsland bỏ túi 5 bí quyết đồng hành cùng con trong việc thiết lập mục tiêu ngay sau đây nhé!

Khởi đầu từ mơ mộng


Khởi đầu với mơ mộng

Các nhà nghiên cứu và các chương trình nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới đều nói rằng hầu hết tất cả các mục tiêu đều bắt nguồn từ mơ mộng. Thật đúng như vậy, việc suy nghĩ về những ý tưởng, những khung cảnh mà người ta muốn đạt được sẽ giúp mọi người có động lực và khao lát được có những điều đó.

Nếu như vậy bước đầu tiên để thiết lập mục tiêu cho trẻ chính là để trẻ tự do mơ mộng. Trẻ em là những búp trên cành, chúng có những mơ mộng và hứng thú riêng của chúng. Nếu người lớn cứ khăng khăng nói với con trẻ những câu nói như: Con phải có mục tiêu này này nó có tương lai và cơ hội rộng mở hơn, những câu nói đó không khiến trẻ cảm thấy hứng thú. Chúng sẽ cảm thấy phiền phức và chán ghét những điều mà bố mẹ nói ngay lập tức.

Thay vì áp đặt những suy nghĩ lên trẻ thì hãy để trẻ tự do mơ mộng. Trong quá trình trẻ con hình thành mơ ước hãy truyền cho trẻ cảm hứng và ước mơ, cổ vũ bé hoàn thành ước mơ đó.

Đặt mục tiêu là điều vô cùng quan trọng, hãy cổ vũ trẻ xây dựng ước mơ, mục tiêu để chúng có thể yêu và theo đuổi mục tiêu đó. Hãy tạo động lực cho trẻ và cổ vũ suy nghĩ của trẻ, không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ điều đó sẽ khiến trẻ chỉ làm theo ý cha mẹ chứ điều đó không tạo ra động lực để trẻ hướng tới.

Trò chuyện về ý tưởng


Trò chuyện với trẻ về ý tưởng của chúng

Tất nhiên sau khi mơ mộng xong thì việc tiếp theo chúng ta cần làm đó là trò chuyện về ý tưởng để có thể đưa ra những hướng đi và góc nhìn mới về ý tưởng đó. Chẳng cần phải là những chiến lược, kế hoạch hay phương pháp cao xa gì đâu. Bạn chỉ cần ngồi trò chuyện và chỉ cho con những hành động đơn giản có thể làm ở hiện tại để hiện thực hóa mục tiêu của mình.

Nếu con muốn trở thành phi công, hãy nói với trẻ: Để trở thành một phi công con cần có một sức khỏe tốt, kiến thức về máy bay, bầu trời,… Để có một sức khỏe tốt, con phải thường xuyên tập thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe. Để có một tri thức tốt về máy bay, bầu trời,… con phải chịu khó tìm tòi, đọc sách và hỏi mọi người xung quanh.

Những gợi ý đơn giản của bạn có thể chính là những ý tưởng tuyệt vời để trẻ có thể định hình được những cách thức để trẻ có thể hoàn thành được mục tiêu đó. Hãy cùng trẻ chia sẻ, nói về ý tưởng của chúng một cách thường xuyên cùng chúng góp ý để cùng nhau tìm cách hoàn thành ý tưởng một cách tốt hơn.

Bắt đầu từ những ý tưởng nhỏ nhất


Bắt đầu từ những ý tưởng nhỏ nhất

Để hoàn thành tốt mục tiêu bạn cần định hình trong đầu thay cho con bạn xem quá trình thực hiện mục tiêu của con như thế nào để từ đó mà chủ động hướng cho con bước đi đúng hướng. Tuy nhiên bạn hãy là một người góp ý chứ không phải là một người ra lệnh hay áp đặt con phải đi như thế nào. Những bước đi của bạn có thể trẻ không thích, con cũng có những hướng đi riêng của chúng. Cha mẹ hãy trao đổi với con để đi ra được những hướng đi tốt nhất rồi cùng nhau hiện thực hóa ý tưởng nhỏ đó một cách hoàn hảo.

Nếu muốn trẻ trở thành nhân viên truyền thông, phụ huynh cần tập trung cho con thực hành các kỹ năng cần thiết như: cập nhật tin tức, nắm bắt xu hướng, tạo dựng hình ảnh, kỹ năng viết lách,…

Tuy nhiên, các bậc phụ hãy luôn nhớ kỹ năng đặt mục tiêu hiệu quả cho bé là nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.

Đọc thêm bài viết: 7 mẹo trông trẻ hữu ích để trẻ phát triển tốt nhất

Dạy trẻ biết nỗ lực vì mục tiêu


Dậy trẻ biết lỗ lực vì mục tiêu

Trẻ em suy nghĩ và hành động rất tình cảm. Chúng sẽ cảm thấy hứng thú và tràn đầy động lực khi nhận được lời khen và sự khích lệ. Trái lại, trẻ sẽ chán nản khi làm mãi một việc mà không được ai ghi nhận và khuyến khích. Điều này chắc chắn khiến bé chán ghét việc đang làm và sớm từ bỏ mục tiêu.

Vì vậy, đừng quên và tiếc lời khen ngợi nhé. Hãy luôn luôn nói:

Wow, cha mẹ thực sự ấn tượng

Con thật giỏi quá

Con làm rất tốt

Cách đặt mục tiêu này giống như việc ta gieo những hạt giống động lực vào trong tâm hồn trẻ.

Nỗ lực vì một điều gì đó là một điều vô cùng tuyệt vời, điều quan trọng là trên cung đường đó trẻ có động lực có năng lượng để tiếp tục thử thách, cha mẹ hãy truyền cho trẻ động lực, trao cho trẻ những lời khen, những lời nhận xét chỉ bảo để trẻ có thể hoàn thành tốt nhất mục tiêu của mình.

Đánh giá thực tế quá trình thực hiện của trẻ


Đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện

Trẻ thường dễ cảm thấy chán nản khi phải làm việc gì đó quá nhiều. Đó còn chưa kể đến cảm giác lười biếng và cuộc vui với bạn bè chi phối. Điều này khiến kết quả thực hiện mục tiêu của trẻ đạt kết quả không cao.

Vì vậy, kỹ năng đặt mục tiêu nữa là theo sát và đánh giá quá trình thực hiện của con.

Trong quá trình thực hiện trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề và nhiều thử thách sẽ dẫn đến việc trẻ cảm giác chán nản và bỏ cuộc. Cha mẹ hãy cố gắng động viên con tiếp thêm sức mạnh cho con để con có thể hoàn thành đi tới đích đến cuối cùng.

---------------------------------------------------

ADELA - Bạn đồng hành tin cậy

---------------------------------------------------

Fanpage: ADELA -Bạn đồng hành tin cậy

Youtube: ADELA