Cuộc sống gia đình bận rộn khiến quỹ thời gian của chúng ta dẫn càng hẹp dần nhưng không vì thế mà chúng ta lại đánh mất đi những tình cảm yêu thương thuần khiết từ gia đình. Mỗi đứa trẻ đều cần yêu thương từ cha mẹ và người thân, cha mẹ cũng cần con cái là điểm tựa và sức mạnh. Với suy nghĩ như thế ADELA Kidsland rất vui khi được chia sẻ 9 trò chơi gắn kết tình cảm gia đình một cách đặc biệt, rất đơn giản thôi hãy cùng đọc bài viết sau đây nhé.
1. Trò chơi “kéo cưa lừa xẻ”
Trò chơi kéo cưa lửa xẻ
Nhìn hình ảnh ta lại thấy những kỷ niệm quen thuộc ùa về, chính xác trò chơi kéo cưa lừa xẻ chính là trò chơi đơn giản nhưng mà lại chứa đựng cảm xúc tình yêu thương vô bờ bến.
Cha mẹ và bé sẽ ngồi đối diện với nhau, nắm tay và áp sát lòng bàn chân vào nhau, sau đó cha mẹ và con sẽ cùng kéo người qua lại, cha mẹ có thể vừa đung đưa vừa đọc thêm những bài vè quen thuộc để trò chơi thêm vui vẻ.
Âm điệu vang lên: “Kéo cưa lừa xẻ,...” những âm thanh quen thuộc những sự ấm áp thân quen.
Lưu ý: Nếu trẻ mới vài tháng tuổi chưa thể chịu tác động mạnh nên những trò chơi gần gũi, nhẹ nhàng thế này rất phù hợp với các bé vì chúng không làm bé mất nhiều sức mà ông bà, bố mẹ đều có thể cùng bé chơi đùa.
2. Trò chơi lái ô tô
Trò chơi lái ô tô
“Bíp bô bíp bô em tập lái ô tô,...”
Cho trẻ ngồi lên đùi bố mẹ sau đó bố mẹ hãy làm động tác lắc lư, lắc lư đung đưa trẻ để tạo cảm giác như trẻ đang ngồi trên một chiếc xe ô tô đang di chuyển. Xe có lúc lên dốc, có lúc xuống dốc, có lúc ngả nghiêng, có lúc phanh gấp điều đó sẽ khiến trẻ vô cùng thích thú.
Để tăng thêm tính thú vị cho trò chơi bố mẹ có thể tạo ra một số trở ngại, một số vấn đề trong trò chơi. Ví dụ như xe đang đi trên đường thì hết xăng mời con xuống để đổ thêm xăng vào để xe hoạt động hay xe bị bục xăm rồi xuống vá xăm rồi đi tiếp.
Một loạt các vấn đề xảy ra sẽ khiến trẻ trở nên thích thú hơn, trò chơi không chỉ gắn kết tình cảm gia đình mà còn giúp con thông minh sáng tạo hơn.
3. Trò chơi phi tàu bay
Trò chơi phi tàu bay
Tương tự như trò chơi lái ô tô phi tàu bay cũng mang lại cho trẻ một cảm giác vô cùng thú vị, khiến trẻ sẽ vô cùng thích thú.
Bố mẹ sẽ nằm trên giường hoặc sàn nhà, hai chân đưa trên trời rồi dần dần đỡ cơ thể bé lên, để thân trẻ bé nằm lên trên hai bàn chân bố hoặc mẹ, mặt bé hướng xuống dưới đối diện với mặt bố mẹ. Bố mẹ dùng 2 tay đỡ lấy hai tay bé sao cho nhìn bé giống như một chiếc máy bay đang bay lượn trên bầu trời.
Đó chắc chắn sẽ là một hình ảnh vô cùng ấm áp, hãy lắc lư bé nhẹ nhàng khiến bé có cảm giác như được bay lượn trên bầu trời, thoải mái và hồn nhiên hơn rất nhiều.
Đọc thêm bài viết: Dạy trẻ biết tiết kiệm tiền giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn
4. Trò chơi người máy
Trò chơi người máy
Người máy, một hình ảnh mà chắc chắn không một đứa trẻ nào không thích, hãy thử chơi với những đứa nhỏ nhà bạn trò chơi này.
Cách chơi rất đơn giản chỉ cần cho bé đứng lên 2 bàn chân của bố mẹ hay ông bà, miệng vừa hô khẩu lệnh vừa cùng nhau tiến về phía trước. Có thể coi cúc áo hoặc mũi của bé là công tắc người máy, ấn 1 phát là người máy di chuyển, ấn lần nữa người máy sẽ dừng lại.
Cách làm đó sẽ làm cho trò chơi thú vị hơn rất nhiều, bé sẽ được tưởng tượng và ghi nhớ lâu hơn.
“Bố ấn công tắc thì người máy bắt đầu di chuyển nhé!”. Câu nói này chắc chắn sẽ là câu nói không có giá trị nào có thể đong đếm được
Khi chơi với trẻ nhỏ, bố/mẹ có thể đỡ 2 tay dưới nách trẻ còn nếu trẻ đã lớn 1 chút, chúng ta chỉ cần kéo nhẹ tay bé là được. Để trò chơi thêm phần thú vị, chúng ta có thể cố ý đặt vài chiếc gối trên đường đi coi như chướng ngại vật thử thách “người máy”.
Nếu sau quá trình chơi vài lần mà trẻ có thói quen đứng lên bàn chân của bạn thì đó chính là một báo hiệu của trẻ đó là chúng muốn chơi trò chơi người máy rồi, bố mẹ hãy chơi cùng con đi.
5. Trò chơi thang máy
Trò chơi thang máy
Với trò chơi này, bố mẹ hãy tưởng tượng mình chính là thang máy và những đứa con yêu quý của bạn chính là người sử dụng chiếc thang máy đó.
Cho trẻ đứng đối diện với bố/ mẹ, cả 2 chân cùng đứng trên 1 chân của bố/mẹ sau đó bố mẹ kéo lấy tay con đưa lên đưa xuống tạo cảm giác cho trẻ như đang đứng trên thang máy. Lưu ý phải giữ thật chắc trẻ và điều khiển sức lực phù hợp để tránh làm trẻ bị thương, với trẻ lớn hơn một chút chúng ta có thể yêu cầu trẻ cùng phối hợp để trò chơi được diễn ra một cách thú vị hơn.
6. Trò chơi bánh áp chảo
Trò chơi bánh áp chảo
Nghe cái tên thôi đã đủ mang lại một cảm giác vô cùng thú vị, lật bánh áp chảo trò chơi này thật sự rất vui. Bố mẹ cho trẻ nằm trên sàn hoặc trên giường, vừa lật qua lật lại người con như đang nướng bánh, vừa đọc to bài thơ:
“Lật bánh rồi nướng bánh
Một chiếc bánh có nhân
Nướng xong gắp ra ngoài
Bánh tỏa hương thật thơm”.
‘Chúng ta nhanh tay lật bánh nướng không cháy mất rồi!”.
Bạn cũng có thể cho các bé làm người nướng bánh còn bố mẹ là người lật bánh, tuy nhiên khi trẻ lật, “bánh” bố mẹ nên phối hợp sức lực 1 chút để trẻ có thể thực hiện nó, trong quá trình chơi có thể sáng tạo thêm các thao tác trong nướng bánh như: phết tương, thêm gia vị…đó sẽ là một cách sáng tạo tuyệt vời cho trẻ và cho trẻ thêm khả năng học hỏi phát huy rất nhiều lần.
7. Trò chơi cuốn nem
Trò chơi quấn nem
Tương tự như trò chơi bánh áp chảo, đây cũng là biến thể của trò chơi, khiến trẻ được hình dung nhiều hơn và yêu thích nấu ăn hơn.
Bố/mẹ đóng vai đầu bếp, để con làm miến, thịt, rau, bánh đa… Đầu bếp sẽ làm động tác băm, chặt, thái, cuộn, nặn… với “thực phẩm” của mình, chắc chắn trò này sẽ khiến trẻ phải cười khanh khách vì thích thú. Sau một lượt như vậy, có thể đổi lại để bố/mẹ là thực phẩm, con làm đầu bếp.
“Thái thái, nặn nặn, chà nhân nem sắp hoàn thành rồi đây!”.
Câu nói này thật sự rất quen thuộc đúng không nào. ADELA Kidsland tin chắc rằng đây không chỉ là câu nói trong trò chơi mà đây còn là câu nói mang theo bao ký ức, hạnh phúc kỷ niệm của bao nhiêu đứa trẻ trong cuộc sống.
8. Trò chơi ngôi nhà cũ
Trò chơi ngôi nhà cũ
Bố/mẹ ngồi khoanh chân trên sàn đóng vai ngôi nhà, bé sẽ bước vào và ngồi trong vòng tròn giữa chân bố/mẹ. Chúng ta ôm chặt con, sau đó làm động tác lắc lư mô phỏng căn nhà bị gió thổi, mưa dột… cho đến khi “căn nhà” không trụ nổi nữa, đổ sụp xuống.
Sau đó hãy cùng bé chơi trò chơi ngôi nhà thần kỳ luôn nhé.
9. Trò chơi ngôi nhà thần kỳ
Trò chơi ngôi nhà thần kỳ
Vào nhà, đóng cửa, gió thổi to thế nào nhà vẫn vững chãi.
Bố/mẹ khoanh chân đóng vai ngôi nhà như trên và mời gọi bé: “Tôi là nhà thần kỳ, hân hạnh chào đón bạn nhỏ tới chơi!”. Khi trẻ đã ngồi yên vị trong “nhà”, bạn ôm chặt lấy con như thể nhà đã khóa cửa sau đó cũng lắc lư, rung rinh qua gió bão nhưng có thế nào ngôi nhà này cũng không đổ.
Các trò chơi trên tuy đơn giản nhưng nó lại mang ý nghĩa rất lớn, giúp gắn kết tình cảm gia đình rất tốt, hãy dành thời gian chơi cùng với những đứa trẻ đáng yêu nhà bạn để chúng được yêu thương và được cảm nhận tình cảm gia đình một cách tốt nhất nhé.
---------------------------------------------------
ADELA - Bạn đồng hành tin cậy
---------------------------------------------------
Fanpage: ADELA -Bạn đồng hành tin cậy
Youtube: ADELA